Duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa tốt là điều rất quan trọng giúp bé tăng cân, cao lớn và đạt chuẩn các cột mốc phát triển về thể chất và tinh thần, góp phần giúp bé đạt được nhiều thành công trong tươi lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm một số vấn đề cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang không khỏe và cần đi khám nhé!
Sức khỏe tiêu hóa bình thường bé là như thế nào?
Sức khỏe tiêu hóa tốt bắt đầu bằng việc ăn đúng thức ăn vào đúng thời điểm. Đối với trẻ em, điều này thường có nghĩa là ăn đủ ba bữa ăn chính, hai bữa ăn nhẹ và uống đủ nước. Tiêu hóa tốt cũng có nghĩa là đi tiêu đều đặn. Có thể là 1 hoặc 2,3 lần mỗi ngày, miễn là đều đặn, con bạn không bị đau và trẻ tiếp tục phát triển một cách thích hợp.
>>Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp trị táo bón trẻ sơ sinh an toàn
Những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất mà trẻ em gặp phải là gì?
Trẻ em có thể sẽ phát sinh một số vấn đề tiêu hóa thường liên quan đến giai đoạn tăng trưởng của chúng.
- Đau bụng: Đau bụng có thể do táo bón hoặc đau bụng cơ năng, hoặc chứng đau nửa đầu vùng bụng do căng thẳng có thể biểu hiện thành đau bụng. Gần ¼ ca bệnh đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi có liên quan đến táo bón.
- Trào ngược: Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nôn trớ rất phổ biến, và hầu hết các bé sẽ bị trào ngược ở một mức độ nào đó. Trào ngược trở thành một vấn đề nan giải khi bé không thể tăng cân hoặc không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Nói chung, trào ngược thường nhiều hơn vào khoảng 4 tháng tuổi và cải thiện sau khoảng 6 tháng khi trẻ đã biết ngồi.
- Tiêu chảy ở trẻ mới biết đi: Khi trẻ bắt đầu ăn những loại thức ăn và đồ uống mới, chúng có thể bị tiêu chảy, đặc biệt nếu chúng uống đồ uống có đường hoặc nước trái cây. Trẻ mới biết đi cũng có thể bị đau bụng và khó chịu liên quan đến việc tập ngồi bô, có thể dẫn đến táo bón.
>>Xem thêm: Bé kém hấp thụ, hay táo bón - Nguyên nhân và giải pháp
Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu nào của các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa?
Các triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa có thể có nhiều dạng. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của con bạn:
- Tiêu chảy ra máu: Nếu có máu trong tiêu chảy của con bạn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh viêm ruột (IBD), một bệnh tự miễn dịch.
- Phân có mùi hôi: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây viêm ruột. Triệu chứng của vấn đề này có thể là phân có mùi hôi. Trong nhiều trường hợp, cơ thể của bé có thể tự khỏi. Trong các trường hợp khác, có thể cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, phân có mùi hôi, nhờn cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu, có thể chỉ ra bệnh celiac hoặc xơ nang .
- Nôn trớ ra máu, màu xanh lá cây hoặc nôn liên tục: Nguyên nhân khiến trẻ nôn mửa có thể đơn giản là do thức ăn không được nấu chín, hoặc có thể là hội chứng nôn mửa theo chu kỳ hoặc viêm tụy cấp. Hãy chú ý đến màu sắc của chất nôn, để xác định xem có chứa thức ăn mà bé đã ăn gần đây và có lẫn máu hay không. Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài (hơn 1-2 ngày) hoặc chất nôn có máu hoặc màu xanh đậm, hãy cho con đi khám.
- Phân có máu và đau đớn, đi tiêu ít thường xuyên hơn: Nếu con bạn đi tiêu đau đớn, giảm số lần đi tiêu hoặc có máu trong phân, có thể đã đến lúc phải đến gặp bác sĩ nhi khoa - đặc biệt nếu các triệu chứng đã diễn ra hơn hai tuần. . Đây có thể là dấu hiệu của táo bón hoặc thậm chí bị khối u.
Nguồn: https://www.childrens.com/health-wellness/4-signs-your-child-should-see-a-gi-specialist
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận