Trẻ em ăn uống cân bằng cũng có thể bị suy dinh dưỡng, hay bị táo bón. Nguyên nhân có thể do trẻ kém hấp thu, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào máu.
Thông thường, quá trình tiêu hóa chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống thành các đơn vị nhỏ đi qua thành ruột, máu và mang đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương do vi rút, nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của nó có thể thay đổi khiến các chất đã tiêu hóa không thể đi qua. Khi điều này xảy ra, các chất dinh dưỡng sẽ bị đào thải qua phân.
Hội chứng kém hấp thu nếu xảy ra ở trẻ em sẽ rất đáng ngại. Quá trình kém hấp thu tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Đối với trẻ dưới 12 tháng, cần cảnh giác với hội chứng kém hấp thu qua hiện tượng không dung nạp sữa ở trẻ. Đây là tình trạng bé có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa, gồm không hấp thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa. Tình trạng kém hấp thu mãn tính có thể xảy ra và nếu bé xuất hiện hai hoặc nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây hãy gặp bác sĩ.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của chứng kém hấp thu mãn tính bao gồm:
- Đau bụng dai dẳng và nôn mửa
- Đi đại tiện thường xuyên, lỏng, có mùi hôi
- Dễ bị nhiễm trùng
- Sụt cân
- Giòn xương
- Da khô, phát ban có vảy
- Thay đổi tính cách
- Chậm tăng trưởng và tăng cân (có thể không rõ rệt trong vài tháng)
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu chỉ là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra. Trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng vì không ăn đủ loại thực phẩm thích hợp hoặc trẻ có các vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể không thể tiêu hóa chúng. Trước khi chỉ định một phương pháp điều trị, bác sĩ phải xác định nguyên nhân. Điều này có thể được thực hiện bằng một hoặc nhiều cách sau đây.
- Bạn có thể được yêu cầu liệt kê số lượng và loại thức ăn mà con bạn ăn.
- Bác sĩ có thể kiểm tra khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cụ thể của trẻ. Ví dụ, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ uống một dung dịch đường sữa (lactose) và sau đó đo mức độ hydro trong hơi thở của trẻ sau đó. Đây được gọi là một bài kiểm tra hơi thở bằng hydro lactose.
- Bác sĩ nhi khoa có thể thu thập và phân tích mẫu phân. Ở những người khỏe mạnh, chỉ một lượng nhỏ chất béo tiêu thụ mỗi ngày bị mất qua phân. Nếu quá nhiều được tìm thấy trong phân, đó là dấu hiệu của chứng kém hấp thu.
- Thu thập mồ hôi từ da, được gọi là xét nghiệm mồ hôi, có thể được thực hiện để xem liệu có bị xơ nang hay không. Trong căn bệnh này, cơ thể sản xuất không đủ một số lượng enzym cần thiết để tiêu hóa tốt và mồ hôi bất thường.
- Trong một số trường hợp , bác sĩ có thể yêu cầu lấy sinh thiết từ thành ruột non và kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương khác.
Một khi bác sĩ chắc chắn vấn đề là kém hấp thu, bác sĩ sẽ cố gắng xác định một lý do cụ thể cho triệu chứng này. Khi lý do là nhiễm trùng, điều trị thường sẽ dùng kháng sinh.
Đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng cho vấn đề này. Trong trường hợp này, nên thay đổi chế độ ăn thêm các loại thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt dễ dung nạp và hấp thu hơn. Đặc biệt đối với những bé hay bị táo bón, bác sĩ có thể kê đơn cho bé dùng thêm thực phẩm chức năng Natufib để bổ sung chất xơ hòa tan rất an toàn cho bé mọi lứa tuổi.
Natufib - chất xơ hòa tan và các vitamin giúp bé hết táo bón và tăng cường hấp thu, ổn định hệ tiêu hóa hơn.
>>Xem thêm: Chất xơ hòa tan giúp hình thành lợi khuẩn và hạn chế táo bón ở trẻ sơ sinh
>>Xem thêm: 6 lời khuyên giúp cải thiện hệ tiêu hóa của con
Theo Medical Magazines
Phương Thảo dịch
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận