Nguyên nhân nứt hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng liên quan đến việc xuất hiện các vết rách kéo dài từ ống hậu môn ra đến vành hậu môn. Nó có thể do một số nguyên nhân như:

  • Có quá nhiều áp lực lên thành hậu môn, ví dụ do phân quá cứng hoặc bị ảnh hưởng của táo bón.
  • Tổn thương hoặc da khu vực quanh hậu môn nhạy cảm, yếu khiến nó dễ bị rách.

Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương da quanh hậu môn sẽ lành mà không có biến chứng đáng kể. Tuy nhiên,vẫn có một vài cá nhân dễ bị tái phát lại tình trạng rách da hậu môn, hoặc có những vết nứt không lành. Lý do gây ra có thể khác nhau như do trương lực cơ của cơ thắt hậu môn quá cao làm tăng độ kín và giảm lưu lượng máu ở vùng hậu môn. Kết quả là làm xuất hiện các vết nứt hậu môn gây ra đau đớn đáng kể.

Đây là một tình trạng tương đối phổ biến được ước tính ảnh hưởng đến 1 trên 10 cá nhân tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ. Cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng như nhau, và mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nứt hậu môn.

>>>Xem thêm: Chế độ ăn kiêng tăng cường chữa lành vết nứt hậu môn

Một số nguyên nhân thông thường được thảo luận dưới đây.

Phân bất thường

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh rò hậu môn là phân bất thường hoặc do nhu động ruột. Đặc biệt, phân lớn hoặc cứng khó di chuyển hơn và gây áp lực lớn hơn cho hậu môn trong quá trình đi tiêu.

Những người bị táo bón và luôn phải rặn mạnh khi đi đại tiện rất dễ bị ảnh hưởng, vì phân bị cứng ảnh hưởng làm tăng nguy cơ rách rìa hậu môn. Nứt hậu môn đôi khi cũng có thể xảy ra nếu bạn bị tiêu chảy nặng hoặc mãn tính, do niêm mạc và da quanh hậu môn bị viêm.

Căng cơ vòng hậu môn

Một số bệnh nhân có cơ thắt, cơ vòng hậu môn bị co cứng khiến cho việc đi đại tiện bình thường trở nên khó khăn dễ gây đau, rách niêm mạc hậu môn và da. Ngoài ra, chứng phì đại cơ này dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho vùng da xung quanh hậu môn và dẫn đến nứt hậu môn.

Sinh con

Vết nứt hậu môn cũng phổ biến hơn ở phụ nữ sau khi sinh con, ước tính chiếm khoảng 10% các trường hợp. Điều này phần lớn là do sự căng thẳng trong khi sinh con gây áp lực lớn hơn lên hậu môn và có thể dẫn đến rách hậu môn.

>>>Xem thêm: 5 biện pháp an toàn giảm táo bón khi mang thai

Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đường ruột

Viêm vùng hậu môn trực tràng cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh rò hậu môn. Tình trạng viêm ruột gọi là bệnh Crohn có liên quan đến viêm đường ruột. Điều này có thể dẫn đến nhiều áp lực hơn trên ống hậu môn, và làm suy yếu da xung quanh lỗ hậu môn, do đó dẫn đến bị rách hậu môn.

Nhiễm trùng

Trong một số ít trường hợp, nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra do nhiễm trùng hậu môn, làm suy yếu da do viêm. Nguyên nhân có thể do các bệnh nhiễm trùng như:

  • HIV
  • Bệnh lao
  • Bệnh giang mai
  • Mụn rộp

Ngoài ra, việc quan hệ qua đường hậu môn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, và gây nứt, rách hậu môn.

Ung thư

Tuy trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng nứt hậu môn cũng có thể phát triển do ung thư trực tràng hoặc hậu môn. Sự phát triển của khối u có thể làm suy yếu da hoặc gây tắc nghẽn đường đi của phân, khiến hậu môn dễ bị rách hơn.

Vô căn

Có một số trường hợp nứt hậu môn mà không có nguyên nhân xác định rõ ràng. Chúng được gọi là rò hậu môn vô căn.

Các yếu tố rủi ro liên quan đến tuổi

Cả người trẻ và người già đều có nguy cơ bị nứt hậu môn so với dân số nói chung. Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn hơn. Đặc biệt là những năm đầu đời là thời gian gặp nguy cơ nứt kẽ hậu môn lớn nhất.

Tuy nhiên, người cao tuổi cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân một phần là do máu giảm lưu thông đến khu vực trực tràng, dẫn đến rách da và nứt hậu môn.
>>>Xem thêm: Các biện pháp đơn giản trị táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà

Natufib - Giải trừ táo bón bé yêu!

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
6847 *
Messenger