Mấy ngày đại tiện một lần là bình thường?

Đường tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa với việc đi tiêu thường xuyên để đào thải các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Thời gian giữa mỗi lần đại tiện bình thường của mỗi người sẽ khác nhau. 

Hầu hết mọi người đều tự hình thành thói quen đại tiện cùng thời điểm trong mỗi ngày. 

Táo bón là khi đi tiêu ít hơn hai lần mỗi tuần. Nếu bị táo bón, hãy tìm cách khắc phục kịp thời, nếu không sẽ khiến bạn càng ngày càng khó đi tiêu hơn và dẫn tới nhiều biến chứng khác. 

Mỗi người đều có thói quen đại tiện khác nhau, đó là do sự khác nhau về chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa và các yếu tố lối sống khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đại tiện trong 1 tuần và vẫn ăn uống như bình thường, hãy nghĩ về nguyên nhân tại sao lại xảy ra vấn đề này.

Tắc ruột là một tình trạng y tế khẩn cấp khiến cơ thể không đại tiện được. Ngoài ra, một số người nhịn đại tiện cũng là nguyên nhân gây táo bón. 

Một ví dụ điển hình là một cô gái trẻ ở nh đã qua đời sau 8 tuần không đi vệ sinh. Phân khiến ruột của cô phình to đến mức chèn ép lên các cơ quan của cô và dẫn đến một cơn đau tim.

Thay vì tập trung vào một số ngày cụ thể mà bạn không đi ị, hãy xem xét các triệu chứng đi kèm với việc không đi ị trong một khoảng thời gian dài. Bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Cảm thấy muốn đại tiện, nhưng không thể
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Nôn

Nếu bạn không đi ngoài trong vài ngày và có những triệu chứng này, hãy đi khám sớm

Biến chứng 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tần suất đại tiện kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng liên quan bao gồm:

  • Phân cứng. Tình trạng này sẽ càng làm việc đại tiện khó khan hơn và làm trầm trọng tình trạng táo bón.
  • Thủng ruột. Nếu phân dư thừa ứ lại trong ruột, có thể gây áp lực quá lớn lên ruột. Điều này có thể làm cho ruột bị thủng hoặc rách. Phân có thể tràn vào khoang bụng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và thường đe dọa tính mạng vì phân có tính axit và chứa vi khuẩn.
  • Tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Táo bón mãn tính có liên quan đến tăng rủi ro của các biến cố tim mạch, chẳng hạn như đau tim. Các bác sĩ cho rằng táo bón mãn tính làm tăng căng thẳng và viêm nhiễm trong cơ thể ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu bạn không đi ngoài trong một tuần hoặc hơn, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Cách điều trị táo bón

Những yếu tố góp phần gây táo bón có thể bao gồm căng thẳng, chế độ ăn uống và thiếu hoạt động thể chất. Một số phương pháp giúp giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn đó là:

  • Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Chất thải trong ruột hấp thụ nước, giúp kích thích ruột di chuyển.
  • Tập thể dục. Tập thể dục là một phương pháp xoa bóp bên ngoài ruột bằng cách thúc đẩy chuyển động. 
  • Cắt giảm các sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm từ sữa có thể gây táo bón cho cơ thể. 
  • Tăng lượng chất xơ. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt thường là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
  • Tránh các loại thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Bao gồm thực phẩm giàu chất béo hoặc ít chất xơ, chẳng hạn như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thịt và thực phẩm chế biến nhiều như xúc xích.

Ngoài việc thay đổi lối sống, có thể dùng thêm chất xơ hòa tan Natufib để giúp phân mềm xốp và ổn định hệ vi sinh trong đường ruột tốt hơn.

Chất xơ hòa tan Natufib có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
4184 *
Messenger