Bệnh trĩ thường phát triển rất nhanh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 và giai đoạn sau khi sinh.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ lúc đó có thể chỉ do mang thai. Khi đó, mẹ có thể làm chữa trị hoặc ngăn ngừa bệnh trĩ bằng các biện pháp thực hiện tại nhà và điều chỉnh lối sống.
Có hai loại bệnh trĩ:
- Trĩ nội: búi trĩ thụt sâu bên trong hậu môn
- Trĩ ngoại: búi trĩ ở bên ngoài hậu môn
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bạn mắc phải.
TRIỆU CHỨNG TRĨ KHI MANG THAI
- Chảy máu (bạn có thể thấy máu khi lau sau khi đi tiêu)
- Đi tiêu đau đớn
- Một búi nhỏ nổi lên lên gần hậu môn
- Ngứa
- Nóng ran
- Sưng tấy
Nếu bị trĩ nội có thể không cảm nhận thấy triệu chứng.
Đối với bệnh trĩ huyết khối, thường xuất hiện cục máu đông trong búi trĩ bên ngoài, chúng thường cứng, viêm và đau hơn.
Khi đi tiêu, búi trĩ bên trong có thể bị đẩy ra ngoài và bạn có thể bị chảy máu và khó chịu.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ khi mang thai?
Có đến 50% phụ nữ phát triển bệnh trĩ khi mang thai. Đó có thể do:
- Tăng lượng máu, dẫn đến các tĩnh mạch lớn hơn
- Áp lực lên các tĩnh mạch gần hậu môn do em bé và tử cung đang phát triển
- Thay đổi nội tiết tố
- Táo bón khi mang thai
Khi mang thai, mẹ rất dễ bị táo bón. Nghiên cứu cho thấy có 45,7% phụ nữ mang thai bị táo bón.
Tình trạng táo bón này có thể do ngồi lâu, thay đổi nội tiết tố, hoặc do uống sắt hoặc các chất bổ sung khác.
Sau khi sinh bệnh trĩ có tự khỏi không?
Bệnh trĩ có thể khỏi hoàn toàn sau khi mang thai và sinh nở mà không cần điều trị gì vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh.
Thời điểm bệnh trĩ thường phát triển khi mang thai là trong ba tháng cuối và giai đoạn sinh nở, sau sinh. Bệnh trĩ sau sinh có thể sẽ phát triển mạnh nếu mẹ bị căng thẳng kéo dài.
Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai
Có nhiều biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống để giảm bệnh trĩ.
Nếu không điều trị sớm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây ra các biến chứng như: đau đớn tăng thêm, thiếu máu do mất máu.
Có rất nhiều cách để giảm bớt và ngăn ngừa bệnh trĩ tại nhà:
- Sử dụng khăn lau hoặc miếng giấy thấm có chứa cây phỉ.
- Sử dụng khăn lau nhẹ nhàng, có thể giặt được khi bạn đi vệ sinh.
- Sử dụng bồn tắm nằm hoặc ngâm mình trong nước ấm sạch trong 10 phút một vài lần trong ngày.
- Tắm muối Epsom trong nước ấm không quá nóng.
- Chườm một túi đá lên các búi trĩ trong vài phút vài lần mỗi ngày.
- Thường xuyên di chuyển và không ngồi quá lâu để tránh tạo thêm áp lực cho hậu môn.
- Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
- Tránh rặn khi đi tiêu hoặc ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài.
- Thực hiện các bài tập Kegel.
- Nằm nghiêng thay vì ngồi để giảm áp lực lên hậu môn.
Nếu do táo bón gây nên bệnh trĩ, có thể dùng chất xơ hòa tan Natufib để phòng ngừa và chữa trị táo bón an toàn trong giai đoạn mang thai và cho con bú, để đảm bảo không ảnh hưởng tới em bé.
Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai?
- Chế độ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ, như rau và trái cây.
- Uống nhiều nước để giúp phân mềm và đi tiêu đều đặn.
- Tránh rặn khi đi vệ sinh.
- Tránh ngồi lâu trên bồn cầu.
- Đi tiêu ngay khi phát sinh nhu cầu.
- Vận động nhiều nhất có thể bằng cách tập thể dục và tránh ngồi lâu.
- Bổ sung chất xơ hòa tan Natufib.
Sau khi sinh con, bệnh trĩ của bạn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Natufib trị táo bón an toàn cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận