Bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến khi mang thai, có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau rát. Trĩ phổ biến và gây ảnh hưởng đến hơn một nửa số phụ nữ mang thai và có thẻ sẽ biến mất sau khi sinh một thời gian.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. 

Khi nào bệnh trĩ bắt đầu khi mang thai?

Bệnh trĩ đặc biệt phổ biến vào 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ, mặc dù chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ khi mang thai?

Từ khoảng tuần thai thứ 25, thai nhi lớn dần và có tác động lên đường ruột, cộng với lưu lượng máu tăng lên, có thể khiến các tĩnh mạch ở vùng xương chậu như ở thành trực tràng sưng, phồng và ngứa.

Khi đó, táo bón có thể trầm trọng thêm, hoặc thậm chí gây ra bệnh trĩ (khi phân cứng, bạn càng phải rặn nhiều hơn và có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng và khiến chúng sưng và phồng lên).

Bệnh trĩ cũng có thể phát triển sau sinh do rặn đẻ khi chuyển dạ.

>>>Xem thêm: 16 mẹo giảm cân sau sinh hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

  • Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai tốt nhất là bạn nên đi khám đều đặn, nên  uống nhiều nước và bổ sung chất xơ hòa tan để tránh táo bón.
  • Các bài tập Kegel khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ bằng cách cải thiện lưu thông máu đến khu vực này.
  • Ngủ nghiêng một bên phải có thể gây áp lực lên 1 phía, vì vậy nên có thể thử nằm nghiêng sang bên trái vài lần mỗi ngày để giảm áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng.
  • Liên tục di chuyển. Đừng ngồi hoặc đứng lâu một lúc, Hãy thử đi bộ nhanh 5 phút mỗi giờ hoặc lâu hơn để cải thiện lưu thông máu và nhu động ruột. Và nếu bạn được bác sĩ đồng ý, hãy duy trì các bài tập an toàn cho thai kỳ cho đến ngày dự sinh. 
  • Đừng căng thẳng hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. 
  • Dùng nước ấm và giấy vệ sinh mềm để lau sau khi đi tiêu. Đừng lau quá mạnh vì có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm. Hãy thử khăn lau nếu giấy vệ sinh quá thô ráp.
  • Tắm nước ấm. Ngâm mình trong bồn từ 10 đến 15 phút sẽ giúp bạn sạch sẽ và có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Hãy thử chườm đá hoặc nước cây phỉ. Cả hai đều có thể giúp làm dịu cơn đau do trĩ.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị bệnh trĩ.  bác sĩ có thể giới thiệu thuốc làm mềm phân hoặc kem bôi để giảm ngứa và đau.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân nứt hậu môn

Khi nào cần gặp bác sĩ về bệnh trĩ khi mang thai?

Nếu bạn thấy chảy máu, hãy chắc chắn đến gặp bác sĩ của bạn. Đó có thể là do trĩ chảy máu (có thể là khi bạn đang đi cầu) hoặc có thể là nứt hậu môn (một vết rách nhỏ trên da lót hậu môn, có thể vô cùng đau đớn) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Ngay khi bạn thấy khó đi tiêu, nhiều ngày không đại tiện, rặn khó khăn hãy thử dùng chất xơ hòa tan Natufib để tình trạng không trở nên ngày càng tồi tệ hơn. 
 

 

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
4575 *
Messenger