8 sự thật kỳ lạ về đại tiện và phân

1. Thông thường, mọi người sẽ đi tiêu một lần mỗi ngày, nhưng điều này không nhất thiết là tiêu chuẩn chung bình thường. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 1992 cho thấy chưa tới 50% người đi ị mỗi ngày một lần và phụ nữ trẻ ít có khả năng bị đi ị hàng ngày nhất. Khi nói đến vấn đề đại tiện, "bình thường" có nghĩa là một lịch trình thường xuyên. Điều này có thể là vài lần một ngày hay vài lần một tuần - miễn là phân không quá lỏng hoặc quá cứng. Tần số chỉ quan trọng khi nó thay đổi đột ngột.

2. Thông thường, táo bón là do lượng chất xơ trong chế độ ăn uống không đủ. Còn tiêu chảy thường là do dị ứng, không dung nạp thực phẩm hoặc một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích.

3. Ruột của bạn chứa đầy vi khuẩn và chúng tạo ra một số hợp chất khá hôi thối. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra các mùi lưu huỳnh khi xì hơi (đánh rắm), nhưng điều này không phải là vấn đề cần lo lắng. Trên thực tế, ruột dựa vào sự cân bằng vi khuẩn có lợi để duy trì hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu phân có mùi thực sự quá khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề không tốt. Phân hôi thối nồng nặc có thể là dấu hiệu của ký sinh trùng hoặc một bệnh tiềm ẩn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh celiac, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác.

4. Khi mật (một chất lỏng màu xanh lá cây phân hủy chất béo) đi từ gan qua đường ruột, nó sẽ tạo ra một sản phẩm phụ màu nâu được gọi là stercobilin. Chất stercobilin đó không hữu ích cho cơ thể, vì vậy nó sẽ bị lắng đọng trong phân và nhanh chóng bị tống ra ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những gì bạn đã ăn, phân của bạn có thể có nhiều màu sắc. Ví dụ, bạn đã ăn một lượng lớn rau xanh thì phân của bạn có thể có màu xanh lá cây.

5. Phân tốt chứa 75% nước. Phần còn lại chủ yếu được tạo thành từ vi khuẩn - cả chết và sống. Nó cũng chứa chất béo, chất xơ, protein, thức ăn không thể tiêu hóa và chất nhầy. Thành phần chính xác của phân sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Người ta thường nói ăn nhiều chất xơ sẽ giúp tăng kích thước phân. Chất xơ bổ sung lượng lớn hàm lượng nước trong phân, giúp nó có độ đặc thích hợp để di chuyển qua ruột ra ngoài. 

6. Một người đi vệ sinh khỏe mạnh tạo ra khoảng 1gam phân cho mỗi 12 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là một người nặng 54kg sẽ tạo ra khoảng một 3g phân mỗi ngày, hoặc 1,2 kg phân mỗi năm.

7. Hãy chú ý một chút sau khi đại tiện xem bạn có phân “nổi” trong nước hay không.  Khi phân ở dạng tốt sẽ chứa đầy chất xơ, nó sẽ chìm xuống. Khi phân có tỷ trọng thấp hơn nước, nó sẽ nổi. Phân nổi có thể chỉ ra các vấn đề trong chế độ ăn uống của bạn, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc kém hấp thu (khi bạn không hấp thụ đúng các chất dinh dưỡng từ thức ăn của mình), có liên quan đến bệnh celiac và các bệnh khác. Phân nổi cũng có thể do hàm lượng khí cao - khí bị mắc kẹt bên trong phân chứ không thoát ra dưới dạng đầy hơi. Nếu bạn thường xuyên thấy phân nổi, hãy đi khám sức khỏe nhé!.

8. Ruột của chúng ta làm được nhiều việc hơn là tạo ra phân. Chúng là nơi sinh sống của một hệ sinh thái vi khuẩn phức tạp được gọi là hệ vi sinh vật. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa vi khuẩn trong ruột và mức độ căng thẳng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn có lợi trong đường ruột ảnh hưởng đến cả hành vi cảm xúc và cách suy nghĩ của bạn. Chúng thực sự thay đổi cách bạn nhìn và trải nghiệm thế giới. Trong một số nghiên cứu, vi khuẩn có hại trong đường ruột gây ra lo lắng, trong khi vi khuẩn có lợi có tác dụng làm dịu lo lắng. Mặt khác, căng thẳng và lo lắng đã được chứng minh là làm mất đi sự cân bằng vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu, nhưng có một điều rõ ràng là: Mối liên hệ giữa ruột và não bộ là không thể phủ nhận.

Theo: Medical News Magazine

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
4608 *
Messenger