Táo bón có thể gây ra tình trạng phân cứng, khô, đau hoặc khó đại tiện. Hiện tượng đi tiêu phân cứng khá là phổ biến, và hầu hết mọi người đều thỉnh thoảng trải qua vài lần trong đời.
Tuy nhiên, có khoảng 20% số người bị táo bón thường xuyên hơn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến họ thường xuyên bị táo bón hơn người bình thường, từ chế độ ăn uống, tác dụng phụ của một loại thuốc họ đang dùng hay một số bệnh lý khác chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh tiểu đường .
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp làm mềm phân và giảm táo bón.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng phân cứng và cách điều trị táo bón tại nhà.
Phân cứng là gì?
Khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, thì thức ăn sẽ di chuyển qua ruột kết, và bị đại tràng hấp thụ nước dư thừa. Nếu thức ăn di chuyển quá chậm, đại tràng có thể hấp thụ quá nhiều nước, dẫn đến phân cứng, khô và khó đại tiện.
Hầu hết những người khỏe mạnh có nhu động ruột từ 4 - 32 lần một phút. Khi cơ thể tiêu hóa thức ăn không hiệu quả, thời gian đi tiêu bình thường của một người có thể chậm lại. Lúc này sẽ dễ gây ra hiện tượng phân cứng, khó di chuyển, phân giữ lâu trong ruột kết khiến việc đi tiêu càng trở nên khó khăn hơn.
Một số biểu hiện cho thấy phân cứng là:
- Cảm thấy muốn đi tiêu nhưng không thể đi
- Phải rặn rất khó khăn
- Đau khi đi đại tiện
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Không thể đại tiện hết phân
- Đau bụng
- Biểu đồ phân Bristol có thể giúp mọi người xác định các vấn đề về nhu động ruột thông qua hình dạng của phân:
Nguyên nhân
Nhiều vấn đề khác nhau có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm cứng phân. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
Lão hóa: Khi bạn già đi, những thay đổi trong cơ thể dễ gây ra tình trạng táo bón. Tổn thương sàn chậu có thể làm suy yếu cơ bắp, ngoài ra tổn thương thần kinh cũng khiến nhu động ruột gặp khó khăn hơn
Lười đi vệ sinh: Các bạn nhỏ thường hay nhịn đại tiện lười đi vệ sinh do mải chơi hoặc ngại xin phép cô giáo trong giờ học. Việc nhịn đại tiện này sẽ khiến phân giữ lâu trong lòng ruột, phân cứng và khó đi hơn, bé phải rặn nhiều, bị đau hoặc thậm chí nứt kẽ hậu môn khi đi tiêu khiến trẻ càng sợ việc đại tiện
Lo lắng và chấn thương: Trẻ em đôi khi cũng bị táo bón vì lo lắng, chấn thương hoặc thay đổi thói quen trong sinh hoạt, chẳng hạn như khi bé bắt đầu một học kỳ mới. Tinh thần căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tới nhu động ruột khiến phân cứng và trẻ khó đại tiện.
IBS: Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mãn tính gây ra các cơn táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Một số bệnh mãn tính: như bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, suy giáp và ung thư đều có thể gây ra triệu chứng táo bón mãn tính.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Liệu pháp xạ trị cũng dễ gây nên tình trạng này.
Ăn kiêng: Một chế độ ăn rất ít chất xơ cũng có thể gây táo bón. Chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và hấp thụ nước để làm mềm phân. Mất nước, nhạy cảm với thực phẩm hoặc ăn nhiều thực phẩm có đường cũng có thể gây táo bón.
Mang thai và sinh nở: Nồng độ hormone dao động và thay đổi trong cơ thể người phụ nữ làm tăng áp lực sàn chậu nên dễ làm phân bị cứng trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh con.
Phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà
Nhiều biện pháp có thể giúp giảm tình trạng phân cứng và táo bón. Chẳng hạn như:
Thuốc nhuận tràng: Các loại thuốc táo bón khác nhau có cơ chế giảm táo bón khác nhau. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ sau sinh không nên dùng thuốc nhuận tràng vì yếu tố an toàn.
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm giảm tình trạng táo bón. Trái cây và rau quả là thực phẩm giàu chất xơ.
Nước: Uống nhiều nước có thể giúp làm mềm phân.
Chất xơ hòa tan: Với đặc tính an toàn giúp làm mềm phân và nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột phát triển tốt hơn, chất xơ hòa tan an toàn cho hầu hết mọi người, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Bổ sung Magie: Một số người bị táo bón có thể giảm triệu chứng từ việc bổ sung magiê .
Sử dụng quá mức một số loại thuốc, bao gồm cả thụt tháo và thuốc nhuận tràng có thể gây táo bón mãn tính.
Điều cần lưu ý là tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Nếu tình trạng táo bón không thuyên giảm hay tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Theo: Medicalnews Magazine
Ngọc Hà dịch
>>> Xem thêm: Trị táo bón cho phụ nữ có thai an toàn và hiệu quả
>>> Xem thêm: Chữa trị táo bón ở trẻ trên 1 tuổi nhanh chóng an toàn
>>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Nguyên nhân và giải pháp chữa trị an toàn
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận