Các biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho trẻ bị táo bón

Nếu bé bị táo bón, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như một phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng táo bón của trẻ.

7 biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục táo bón tại nhà cho trẻ bao gồm:

1. Tập thể dục

Cũng như người lớn, tập thể dục và vận động là các hoạt động có xu hướng kích thích ruột của trẻ.

Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh có thể chưa biết đi hoặc bò, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên giúp bé tập thể dục để giảm táo bón.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ trong khi đặt bé nằm ngửa để bắt chước chuyển động đạp xe. Việc làm này sẽ giúp ruột hoạt động và giảm táo bón.

2. Tắm nước ấm

Cho em bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng và giúp bé giảm cảm giác khó chịu liên quan đến táo bón.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp bé giảm táo bón, nhưng các thay đổi này nên tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của bé.

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên loại bỏ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa bò khỏi chế độ ăn uống của mình.

Đối với trẻ ăn sữa công thức, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nên thử đổi sang một loại sữa công thức khác. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bé đã ăn dặm, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên tìm cách thêm vào khẩu phần ăn của bé các thực phẩm giàu chất xơ tốt.

Nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp kích thích ruột vì hàm lượng chất xơ cao hơn. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bé bị táo bón bao gồm:

  • Táo
  • Bông cải xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc mì ống
  • Trái đào
  • Mận

4. Bổ sung thêm nước

Trẻ sơ sinh thường không cần uống nước bổ sung vì chúng được hydrat hóa từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuy nhiên, đối với trẻ bị táo bón việc bổ sung thêm chất lỏng như nước lọc hay nước ép trái cây đôi khi cũng mang lại hiệu quả giảm táo bón cho bé.

5. Massage

Có một số cách để mát xa bụng cho bé để giảm táo bón. Như:

Sử dụng đầu ngón tay để tạo chuyển động tròn trên bụng theo hình kim đồng hồ.

Giữ đầu gối và bàn chân của em bé thẳng với nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng. Vuốt ve từ xương sườn xuống qua rốn bằng mép ngón tay.

6. Nước ép trái cây

Sau khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, bé có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây, chẳng hạn như mận hoặc nước táo. Nước ép này có thể giúp điều trị táo bón.

Tuy nhiên, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống nước trái cây.

7. Sử dụng thuốc bơm thụt

Khi bé bị táo bón nặng thì việc dùng thuốc bơm thụt sẽ giúp bé dễ dàng đào thải phần phân cứng mắc lại trong đại tràng hơn.

Tuy nhiên không được sử dụng phương pháp này thường xuyên, vì nó có thể làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn. Bé nhà bạn sẽ bắt đầu không muốn tự đi tiêu, hoặc bé có thể cảm thấy việc tự đi tiêu rất đáng sợ, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn trong quá trình này.

Ba mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn hướng dẫn sử dụng đúng cách, không tự ý bơm thụt thường xuyên cho bé.

Dấu hiệu em bé bị táo bón

Vì trẻ sơ sinh có thể trong khoảng thời gian dài không đi tiêu mà vẫn bình thường, nên khó có thể biết được liệu bé có bị táo bón hay không. Các dấu hiệu cho thấy táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Đi tiêu không thường xuyên
  • Phân cứng giống như đất sét
  • Phân tròn, cứng như phân dê
  • Bé khó rặn, khó chịu, quấy hoặc khóc trong khi cố gắng đi tiêu
  • Có vệt máu đỏ trong phân
  • Trẻ không thèm ăn
  • Bụng cứng

Dấu hiệu táo bón ở trẻ thay đổi tùy theo tuổi và chế độ ăn uống.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nhi khoa nếu em bé không đi đại tiện sau một hoặc hai ngày và có những dấu hiệu khác, như:

  • Có máu trong phân
  • Bé có vẻ cáu kỉnh
  • Con bị đau bụng
  • Không có dấu hiệu táo bón được cải thiện sau khi thực hiện các bước điều trị

Điều trị thường bắt đầu với các biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể kiểm tra cho bé và đôi khi phải kê toa thuốc điều trị, chẳng hạn như:

  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc bơm thụt
  • Thuốc đạn

Ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này cho con nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo: Medicalnews Magazine

Ngọc Hà dịch

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
3605 *
Messenger