Dầu ô liu có thể được sử dụng để điều trị táo bón?

Táo bón là một vấn đề phổ biến, và có một số bằng chứng cho thấy rằng dầu ô liu có thể giúp làm giảm được tình trạng táo bón.

Táo bón được định nghĩa là tình trạng khi một người có ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần hoặc nhu động ruột của họ yếu, phân khô, cứng, nhỏ hoặc khó di chuyển. Đây là một vấn đề về tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.

Nhiều người đã sử dụng dầu ô liu bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và các lợi ích khác trong hàng ngàn năm. Các nhà nghiên cứu đã liên kết việc sử dụng nó để giảm tỷ lệ bệnh tim, cholesterol, béo phì và nhiều tình trạng khác. Một số người lại cho rằng sử dụng dầu ô liu có thể giảm được táo bón.

Trị táo bón bằng dầu oliu

Khi phân cứng và khô, chúng không thể di chuyển dễ dàng qua ruột gây ra tình trạng táo bón.

Sử dụng dầu ô liu có thể là một phương pháp an toàn và lành mạnh để phân di chuyển dễ hơn và giảm táo bón.

Các chất béo trong dầu ô liu có thể giúp làm mịn thành ruột, giúp phân đi qua dễ dàng hơn. Nó cũng có thể giúp phân giữ nước nhiều hơn, làm mềm phân hơn.

Một muỗng canh dầu ô liu, uống khi bụng đói vào buổi sáng, có thể làm giảm táo bón cho người trưởng thành khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mọi người không nên dùng nhiều hơn một muỗng canh, vì điều này có thể dẫn đến tiêu chảy và chuột rút.

Táo bón là tình trạng phổ biến ở những người đang chạy thận nhân tạo. Một nghiên cứu trên 50 người được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng thận năm 2015 cho thấy dầu ô liu, dầu hạt lanh và dầu khoáng đều có hiệu quả tương đương trong việc làm giảm các triệu chứng táo bón sau khi dùng đều đặn 4 ml (ml) dầu ô liu mỗi ngày.

Một nhóm báo cáo trên Tạp chí Thế giới Tiêu hóa năm 2012 đã lưu ý rằng dầu ô liu và dầu hạnh nhân ngọt có thể hoạt động như chất làm mềm phân nếu lượng tiêu thụ của chúng vượt quá khả năng hấp thụ của ruột non.

Trẻ em có thể sử dụng dầu ô liu?

Trẻ sơ sinh và trẻ bị táo bón không nên dùng dầu ô liu.

Thay vào đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên nên dùng một lượng nhỏ nước ép táo hoặc lê, mận xay nhuyễn cho trẻ sơ sinh.

Trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn có thể giảm tình trạng táo bón nếu bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như mận, quả mơ và ngũ cốc nguyên hạt.

Hoặc cha mẹ có thể cho bé dùng chất xơ hòa tan giúp giảm táo bón tại nhà an toàn và hiệu quả nhanh. Sản phẩm chất xơ hòa tan Natufib có bán tại rất nhiều nhà thuốc, rất tiện lợi cho cha mẹ mua và sử dụng cho bé.

Các lợi ích sức khỏe khác mà dầu ô liu mang lại

Dầu ô liu không chỉ hữu ích cho táo bón mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Dầu ô liu chứa các hợp chất phenolic có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa như bệnh Alzheimer hoặc Parkinson cũng như bệnh tiểu đường , bệnh tim, một số bệnh ung thư và viêm khớp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyên bạn nên dùng dầu ô liu để có sức khỏe tim mạch tốt hơn do chất béo không bão hòa đơn của dầu ô liu có lợi cho tim.

Trong tờ Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015-2020 khuyên rằng đối với người lớn trên 19 tuổi, nên nạp đủ 20 - 35% calo đến chất béo mỗi ngày, và trong đó có khoảng 10% là chất béo bão hoà.

Dầu ô liu cũng chứa vitamin E, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn chặn sự sản sinh các gốc tự do và đóng vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch, và một số chức năng khác.

Mặc dù có nhiều loại dầu ô liu khác nhau trong các cửa hàng tiện lợi, nhưng dầu ô liu nguyên chất có lợi với sức khỏe nhất.

Một số loại dầu khác cũng có tác dụng điều trị táo bón

Sử dụng dầu để giảm táo bón không phải là một xu hướng mới. Dầu thầu dầu đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị táo bón, mặc dù tác dụng của nó hơi khác so với dầu ô liu.

Dầu thầu dầu ảnh hưởng đến các cơ trong ruột, khiến chúng co lại và di chuyển. Điều này thường kích thích nhu động ruột, khiến bạn dễ đại tiện hơn.

Đôi khi người ta sử dụng dầu thầu dầu để gây chuyển dạ nếu mẹ chậm sinh, vì nó có thể khiến tử cung co lại.

Nếu bạn đang mang thai thì không nên sử dụng dầu thầu dầu để điều trị táo bón mà không hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Dầu khoáng và dầu hạt lanh giúp làm mềm phân theo cách tương tự như dầu ô liu.

Phương pháp điều trị táo bón khác:

Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa táo bón hoặc cải thiện các triệu chứng táo bón nhẹ bao gồm:

  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục nhiều hơn
  • Ăn nhiều chất xơ

Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả thì buộc bạn phải tìm tới thuốc nhuận tràng không kê đơn để giải quyết tạm thời.

Thuốc nhuận tràng

Có nhiều nhóm thuốc nhuận tràng với cơ chế tác dụng khác nhau để giảm tình trạng táo bón:

  • Chất bổ sung chất xơ thêm một lượng lớn chất xơ, kéo nước vào lòng ruột và làm phân mềm hơn, dễ di chuyển hơn trong đại tràng. Ví dụ bao gồm Citrucel, FiberCon và Metamucil.
  • Chất làm mềm phân giúp kéo chất lỏng vào phân và thường được khuyên dùng sau phẫu thuật hoặc sinh con. Ví dụ bao gồm natri docusate (Colace).
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu giúp giữ nhiều nước trong thành ruột hơn là hấp thụ nó. Điều này giúp làm mềm phân. Ví dụ bao gồm Sữa Magnesia, Miralax và Sorbitol.
  • Chất bôi trơn giúp làm cho phân trở nên trơn hơn để nó có thể dễ dàng đi ra khỏi ruột kết. Dầu ô liu là chất bôi trơn khi mọi người sử dụng nó như một loại thuốc nhuận tràng. Các chất bôi trơn khác bao gồm dầu khoáng, và Zymenol.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích gây ra các cơn co thắt và di chuyển trong ruột. Nói chung, mọi người chỉ nên sử dụng trong những trường hợp táo bón nghiêm trọng hơn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ bao gồm Correctol, Dulcolax và Senocot.

Mọi người nên sử dụng thuốc nhuận tràng điều độ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Vì nếu sử dụng thường xuyên, các cơ đại tràng dần phụ thuộc vào thuốc và bạn sẽ không tự đại tiện nữa

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn không thể đi tiêu mặc dù đã sử dụng thuốc nhuận tràng thì nên nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên ngừng sử dụng thuốc nhuận tràng và tìm những cách khác để giảm táo bón.

Điều trị táo bón thường xuyên bằng dầu ô liu hoặc một sản phẩm khác có thể giúp giảm sự khó chịu và có lợi cho sức khỏe.

Táo bón lâu dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác, hoặc nó có thể là phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc. Những người có nhu động ruột thay đổi đột ngột, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu phân luôn cứng, khô hoặc đau khi đi tiêu, thì nên hỏi bác sĩ để được tư vấn.

Nếu táo bón kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây nên nhiều tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Bệnh trĩ: các tĩnh mạch mở rộng ở hậu môn có thể gây đau, kích thích, chảy máu và ngứa
  • Polyp ở hậu môn có thể gây đau hoặc ngứa
  • Sa trực tràng: hiện tượng trực tràng trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó

Kết luận:

Nếu bạn thấy có những dấu hiệu của tình trạng táo bón thì bạn nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý nhất để điều chỉnh tránh tình trạng ngày một nặng thêm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ thay đổi đáng kể, còn nếu như tình trạng của bạn không cải thiện nhiều sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn thì phải tìm đến các sản phẩm hỗ trợ khác để ngăn chặn tình trạng táo bón quay trở lại và giúp cho hệ đường ruột được khỏe mạnh hơn.

>>>Xem thêm: 5 biện pháp an toàn giảm táo bón khi mang thai

>>>Xem thêm: Các biện pháp đơn giản trị táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà

>>>Xem thêm: 17 cách để giảm nhanh đầy hơi - chướng bụng - khó tiêu 

>>>Xem thêm: Giải pháp chữa trị táo bón bà bầu an toàn

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
7812 *
Messenger