Nếu bạn đang mang thai và bị khuyết tật, tình trạng của bạn sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào. Dưới đây là những gì bạn cần biết.
Khuyết tật thường không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con. Nhưng tùy thuộc vào bản chất của khuyết tật, bạn có thể dễ bị một số biến chứng nhất định. Có nhiều phụ nữ khuyết tật có thai hoàn toàn khỏe mạnh.
Hãy chọn bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia y học cho những bà mẹ khuyết tật đang mang thai là những người có kinh nghiệm điều trị cho những phụ nữ giống bạn.
Ngày càng có nhiều bệnh viện đang phát triển các chương trình đặc biệt để cung cấp cho phụ nữ khuyết tật về chăm sóc trước khi sinh và sản khoa tốt hơn.
>>>Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ an toàn đảm bảo dinh dưỡng cho con
Bạn nên chuẩn bị và tìm bác sĩ luôn sẵn sàng và am hiểu để có thể hỗ trợ khi bạn gặp vấn đề.
Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh cho bà mẹ khuyết tật?
Giữ gìn sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ sẽ giúp bạn mang thai thoải mái và an toàn nhất có thể.
Cố gắng duy trì cân nặng của bạn trong phạm vi khuyến nghị, vì nó sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể bạn. Ăn theo chế độ tốt nhất có thể sẽ cải thiện sức khỏe thể chất chung của bạn và giảm khả năng biến chứng thai kỳ.
Thói quen tập thể dục lành mạnh sẽ giúp đảm bảo rằng bạn có sức khỏe và khả năng vận động tối đa khi em bé chào đời. Các bài tập vật lý trị liệu đều có lợi và an toàn, vì vậy hãy nhớ hỏi bác sĩ nếu nó phù hợp với trường hợp của bạn.
Khuyết tật mang thai có bị làm sao không?
Việc mang thai có thể khó khăn hơn đối với bạn so với những người khác, nhưng nó sẽ không gây hại cho em bé.
Không có bằng chứng về sự gia tăng các bất thường thai nhi ở trẻ sơ sinh của phụ nữ bị tổn thương tủy sống (hoặc ở những trẻ bị khuyết tật thể chất khác không liên quan đến bệnh di truyền hoặc bệnh toàn thân).
>>>Xem thêm: Dị ứng khi mang thai
Tuy nhiên, người mẹ sẽ có một số khuyết tật về thể chất có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn mắc một số triệu chứng và biến chứng khác. Ví dụ: phụ nữ mang thai bị chấn thương tủy sống dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), nhiễm trùng thận và bàng quang .
Cũng có thể có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp (và thậm chí cả viêm phổi) khi tử cung phát triển và đẩy lên cơ hoành, rối loạn phản xạ tự chủ, khởi phát đột ngột khiến huyết áp cao quá mức.
Các vấn đề phổ biến khác có thể bao gồm thiếu máu (dùng chất bổ sung sắt có thể giúp ngăn ngừa bệnh này, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ), loét da (hãy cố gắng giảm thiểu những điều này bằng cách không nên nằm hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu), tăng cảm giác đau lưng và khó chịu, nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch và thậm chí huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân).
Sinh con cũng vậy trong hầu hết các trường hợp, có thể sinh thường. Các cơn co thắt tử cung có thể không gây đau đối với những bà mẹ bị chấn thương tủy sống nhất định, vì vậy bạn có thể được hướng dẫn để ý các dấu hiệu sắp chuyển dạ khác, như ra máu hoặc vỡ nước. Bạn cũng có thể được yêu cầu khám tử cung định kỳ để xem các cơn co thắt đã bắt đầu chưa.
Ngoài ra, trước ngày dự sinh, bạn nên lên kế hoạch đến bệnh viện, bao gồm cả những gì bạn sẽ làm nếu chỉ có một mình khi lâm bồn.
Cần làm gì sau khi em bé được sinh ra?
Nuôi dạy con cái luôn là một thách thức, đặc biệt là trong những tuần đầu. Nhưng lập kế hoạch trước sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó thành công hơn.
>>>Xem thêm: Bổ sung Axit folic trước và trong khi mang thai như thế nào?
Dưới đây là danh sách kiểm tra những việc cần làm hoặc cân nhắc trước nếu bạn có thể:
- Thay đổi, sửa chữa vị trí đồ đạc trong nhà để giúp thuận tiện hơn cho bạn và an toàn hơn cho bé.
- Nhờ sự giúp đỡ từ chồng, người thân, bạn bè hoặc người chăm sóc đặc biệt trong thời gian đầu.
- Cố gắng cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu việc nuôi con bằng sữa công thức là một cách tốt hơn cho tình trạng của bạn và con thì điều đó hoàn toàn ổn.
- Nên tham gia một nhóm hỗ trợ cha mẹ khuyết tật hoặc tìm các cộng đồng trên mạng xã hội như facebook để có thể nhận được nhiều lời khuyên hơn.
Mặc dù khuyết tật khi đang mang thai và làm mẹ có thêm nhiều thách thức và khó khăn. Vì vậy hãy cố gắng có một thai kỳ khỏe mạnh và hãy chuẩn bị sẵn kế hoạch cho kỳ sinh nở và nuôi dạy con cái sau này của bạn. Làm mẹ luôn là một niềm hạnh phúc của mọi người phụ nữ.
Theo Medical Magazine
Phương Thảo dịch
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận