Máu xuất hiện trong phân bé: Có nghiêm trọng không?

Nhiều em bé sẽ có máu trong phân ít nhất một lần trong thời thơ ấu. Táo bón, trĩ nhỏ và một số tình trạng khác có thể gây xuất hiện vệt máu trong phân của bé. Các vấn đề nghiêm trọng hơn - chẳng hạn như xuất huyết dạ dày - cũng gây ra tình trạng phân có máu. Vì vậy, khi gặp tình trạng này mọi người không nên quá hoảng sợ, mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị chính xác.

Nguyên nhân

Nếu phân của em bé xuất hiện màu đỏ, điều đó không có nghĩa là bé đang bị xuất huyết. Một số thực phẩm màu đỏ, chẳng hạn như cà chua và các loại thực phẩm có màu đỏ khác, có thể gây ra các vệt đỏ hoặc đốm đỏ trong phân của em bé. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến những gì bé ăn gần đây nhất.

Nếu màu đỏ là máu, các nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra bao gồm:

Táo bón

Em bé bị táo bón có thể khiến phân cứng, đặc, khó rặn ị. Làm hậu môn bị cọ xát gây xuất hiện các đốm máu đỏ, hoặc vệt máu trong phân của bé. Các bác sĩ gọi đây là vết nứt hậu môn .

Hầu hết các vết nứt hậu môn sẽ tự lành. Tuy nhiên, vì chúng gây ra vết thương hở ở khu vực tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, nên rất dễ bị nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể sẽ phải đề nghị bạn dùng kháng sinh hoặc kem để giảm đau.

Một số bé có nhu động ruột kém, phân rất cứng, lớn hoặc trong thời gian dài bé không chịu đi tiêu thì cha mẹ có thể cần thay đổi chế độ ăn uống của bé để giảm nguy cơ táo bón.

Máu trong sữa mẹ

Đôi khi, sữa mẹ cũng chứa máu . Điều này thường xảy ra khi mẹ cho con bú bị nứt hoặc bị thương núm vú. Khi này, em bé có thể sẽ nuốt phải một ít máu. Do đó có thể xuất hiện những vệt máu mờ nhạt trong phân của bé hoặc làm cho toàn bộ phân trông có màu đỏ.

Không có gì nguy hiểm khi em bé nuốt máu, miễn là mẹ cho con bú không mắc bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV hoặc AIDS . Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ phải điều trị chấn thương cho núm vú, vì tổn thương núm vú mãn tính có thể làm gián đoạn việc cho con bú và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra máu trong phân như bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử . Nhiễm trùng này phổ biến hơn ở trẻ non tháng và trẻ sơ sinh có các tình trạng sức khỏe yếu. Cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng này thông qua việc quan sát dạ dày của em bé có dấu hiệu sưng lên hoặc em bé không muốn ăn.

Vì viêm ruột hoại tử có thể gây tử vong, bác sĩ cần đánh giá thật kỹ các trẻ sơ sinh đi tiêu phân có máu hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.

Bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn hoặc chỉ bên trong hậu môn. Khi em bé bị nhiễm độc, bệnh trĩ có thể bị chảy máu, gây ra những vệt máu đỏ trong phân.

Bệnh trĩ ít gặp ở trẻ sơ sinh hơn vết nứt hậu môn, vì vậy người lớn nên đưa bé đến bác sĩ để chẩn đoán.

Một số bệnh trĩ lành tự nhiên, nhưng một số khác cần điều trị. Thông thường, trĩ là dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón, phân rắn, cứng, khó đi tiêu

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy ra máu có thể báo hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn , chẳng hạn như salmonella hoặc E.coli . Tiêu chảy thường tự khỏi được, nhưng chúng có thể gây mất nước nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Em bé bị tiêu chảy ra máu cần được chăm sóc y tế.

Dị ứng thực phẩm

Em bé bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm có thể làm phân xuất hiện máu trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Nếu cha mẹ nhận thấy bé thường xuyên đi tiêu phân có máu, đặc biệt là sau khi thay đổi chế độ ăn của em bé hoặc của mẹ đang cho con bú, thì hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra khả năng dị ứng. Nhiều bé bị dị ứng với đậu nành trong sữa công thức.

Chảy máu đường tiêu hoá trên

Máu sẫm trong phân hoặc phân đen có thể biểu thị rằng đường tiêu hóa trên của em bé, chẳng hạn như thực quản, cổ họng hoặc mũi đang bị chảy máu.

Đôi khi, điều này xảy ra sau một chấn thương, chẳng hạn như nghẹt thở. Trong các trường hợp khác, chảy máu đường tiêu hoá trên cũng xảy ra do nhiễm trùng nặng.

Chảy máu đường tiêu hoá trên là một bệnh lý cấp tính nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay

Biểu đồ màu

Biểu đồ sau đây mô tả chi tiết màu sắc khác nhau của phân có ý nghĩa gì ở trẻ sơ sinh, bao gồm phân đỏ hoặc máu:

Phương pháp điều trị

Không phải tất cả các trường hợp phân có màu máu thì đều cần điều trị. Bệnh trĩ nhỏ và các vết nứt hậu môn thường tự khỏi sau một thời gian

Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng hơn, do đó bác sĩ có thể sẽ tìm cách chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Điều trị đúng phụ thuộc vào lý do chảy máu như:

Điều trị đau cho bệnh trĩ và nứt hậu môn: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tắm ngồi hoặc bôi kem.

Phẫu thuật: Một số vết nứt hoặc bệnh trĩ không tự lành nên có thể sẽ phải phẫu thuật. Tắc ruột gây chảy máu cũng là một trường hợp cần phẫu thuật.

Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho một số bệnh nhiễm trùng hoặc để ngăn ngừa vết nứt hậu môn bị nhiễm trùng.

Chất lỏng: Bạn có thể sẽ phải cho bé truyền nước qua tĩnh mạch (IV) hoặc uống nước điện giải nếu bé đang bị tiêu chảy gây mất nước nặng.

Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ lớn. Trẻ nhỏ hơn có thể cần phải đổi loại sữa công thức hoặc uống nhiều sữa mẹ. Đôi khi mẹ cho con bú cũng phải thay đổi chế độ ăn uống.

 

Khi nào nên cho bé đi khám bác sĩ ?

Hầu hết các trường hợp phân có màu đỏ không nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn sẽ phải gọi cho bác sĩ bất cứ khi nào thấy xuất hiện máu trong phân của em bé. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đề nghị phương pháp điều trị thích hợp.

Đưa bé ngay đến phòng cấp cứu nếu bé có dấu hiện:

  • Bé bị tiêu chảy ra máu
  • Có máu trong phân, bé sốt hoặc có các dấu hiệu bệnh khác
  • Bé sinh non và có máu trong phân
  • Phân có máu và như dạ dày bị sưng
  • Bé không muốn ăn
  • Bé có vẻ thờ ơ, mệt mỏi hoặc rất ốm yếu

Kết Luận:

Xuất hiện mái trong phân của trẻ có thể chỉ ra một vấn đề tạm thời, chẳng hạn như táo bón. Tuy nhiên, nó cũng có thể báo hiệu một tình trạng y tế đe dọa tính mạng, chẳng hạn như viêm ruột hoại tử.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc rất khó để chẩn đoán nguyên nhân tại nhà, vì vậy việc chẩn đoán chuyên nghiệp của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.

Hầu hết các trường hợp phân có máu đều có khả năng điều trị cao. Ngay cả khi bé đang mắc một bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn, thì việc chăm sóc y tế kịp thời vẫn làm tăng tỷ lệ điều trị và cũng có thể cứu sống em bé.

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
3224 *
Messenger